Sau cắt bao quy đầu, việc chăm sóc đúng cách sẽ giúp vết thương mau lành, ngừa các biến chứng nguy hiểm. Vậy chăm sóc sau khi cắt bao quy đầu như thế nào thì hợp lý? Nhận biết các dấu hiệu bất thường bằng cách nào? Bài viết dưới đây Fiesta sẽ giải đáp các vấn đề trên.
Tổng quan về kỹ thuật cắt bao quy đầu
Cắt bao quy đầu là tiểu phẫu cắt bỏ phần da thừa bao phủ đầu dương vật. Thủ tục này khá phổ biến với những bé trai sơ sinh ở nhiều nơi trên thế giới. Việc cắt bao quy đầu với các bé lớn hơn hoặc người lớn vẫn có thể diễn ra nhưng thực hiện phức tạp hơn.
Cắt bao quy đầu được thực hiện do nhiều nguyên nhân như: truyền thống gia đình, vệ sinh cá nhân hoặc phòng ngừa các bệnh lây qua đường tình dục. Phương pháp này không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cắt bao quy đầu có thể làm giảm khoái cảm tình dục ở đàn ông.
Cách nhận biết tình trạng sau khi cắt bao quy đầu
1. Dấu hiệu bình thường
- Xuất hiện các biểu hiện như sưng đau hoặc bầm tím nhẹ sau khi cắt bao quy đầu.
- Khi bị rướm máu tại vị trí cắt, bạn cần được quấn băng ép nhẹ để cầm máu. Khi băng gạc thấm nhiều máu, dịch tiết, nước tiểu, bạn nên dùng nước muối sinh lý để làm mềm và tháo bỏ băng cũ, rửa sạch vết thương và thay băng mới.
- Sau khi cắt bao quy đầu 1 – 3 ngày, đầu dương vật có thể xuất hiện cảm giác khó chịu hoặc sưng tấy. Vết thương có thể hơi đau nhức, khó chịu. Bạn có thể dùng thuốc giảm đau được kê đơn trước lúc xuất viện.
2. Dấu hiệu bất thường
Cắt bao quy đầu là phương pháp an toàn nhưng vẫn có tác dụng phụ và biến chứng. Các biến chứng sau khi cắt bao quy đầu thường khỏi sau vài ngày nếu được chăm sóc sau khi cắt bao quy đầu đúng cách.
Một số dấu hiệu cho thấy biến chứng bất thường hoặc nghiêm trọng sau cắt bao quy đầu:
- Sốt trên 38°C.
- Quấy khóc hoặc bỏ ăn ở trẻ nhỏ.
- Chảy máu nhiều làm ướt sũng băng.
- Chảy dịch có mùi hôi từ đầu dương vật.
- Khó khăn hoặc không thể đi tiểu sau khi cắt bao quy đầu.
- Mủ chảy ra vết cắt.
- Có dấu hiệu nhiễm trùng, đau nhiều hơn, ửng đỏ và nhiệt độ bất thường tại vết thương.
- Máu không lưu thông đến dương vật hoặc quy đầu.
- Hoại tử dương vật hoặc quy đầu.
- Rò hoặc hẹp niệu đạo.
- Bao quy đầu mắc kẹt ở phía sau đầu dương vật (paraphimosis).
- Hồng ban đa dạng (các tổn thương dát đỏ, sưng phù, bọng nước xung quanh quy đầu).
- Priapism (cương cứng kéo dài và đau dương vật).
Việc chăm sóc sau khi cắt bao quy đầu rất quan trọng. Bạn nên giữ dương vật luôn sạch sẽ, khô ráo và thay băng thường xuyên.
Biến chứng có thể xảy ra sau tiểu phẫu cắt bao quy đầu và cách xử lý
1. Biến chứng
1.1 Phù nề sau cắt bao quy đầu
Sau cắt bao quy đầu, đầu dương vật thường bị phù nề, bầm tím nhẹ. Hiện tượng này chỉ là phản ứng viêm tại chỗ, xảy ra sau tiểu thuật. Một vài trường hợp vết cắt có lượng nhỏ máu trên bề mặt, bạn không phải lo lắng vì tình trạng này rất bình thường và hết ngay sau đó. Lúc xuất viện, bạn được bác sĩ kê một số loại thuốc giảm đau, phù nề.
1.2 Nhiễm trùng sau cắt bao quy đầu
Một vài người cảm thấy sốt, vã mồ hôi, lạnh run đi kèm tình trạng sưng đỏ, chảy máu, chảy mủ, đau nhói hoặc dai dẳng ở đầu dương vật sau cắt bao quy đầu. Các dấu hiệu này cho thấy bạn đã bị nhiễm trùng vết thương. Bên cạnh đó, số ít trường hợp còn chảy mủ dịch vàng, có mùi hôi, tanh,… Khi có những biểu hiện trên, bạn phải đến địa chỉ y tế gần nhất để kiểm tra và điều trị.
1.3 Sưng to sau cắt bao quy đầu
Tình trạng phù nề, sưng nhẹ sau cắt bao quy đầu rất bình thường và hay xảy ra. Nhưng nếu dương vật sưng to kéo dài và không có dấu hiệu giảm sau 2 – 3 ngày thì bạn cần liên hệ với bác sĩ để được điều trị kịp thời.
2. Cách xử lý
Khi gặp các biến chứng trên, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi cắt bao quy đầu ở nam giới
1. Cách thay băng sau khi cắt bao quy đầu ở phái mạnh
Thực hiện thay băng sau khi cắt bao quy đầu khá đơn giản và nhanh chóng. Bác sĩ thường hướng dẫn nam giới hoặc cha mẹ của bé cách vệ sinh và chăm sóc sau khi cắt bao quy đầu đúng cách.
Các dụng cụ để thay bằng sau khi cắt bao quy đầu bao gồm: gạc vô khuẩn, panh vô trùng (dụng cụ trong phòng mổ), kẹp phẫu tích, kéo, dung dịch betadine, cồn 70 độ, natri clorid 0,9%, nilon lót, găng tay sạch, băng keo y tế, kéo cắt.
Các bước thay băng sau khi cắt bao quy đầu cụ thể như sau:
- Bước 1: Sát khuẩn tay bằng xà phòng, dùng bao tay y tế để tháo băng. Từ đó hạn chế nhiễm khuẩn, giảm nguy cơ viêm nhiễm.
- Bước 2: Sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước ấm để làm mềm băng gạc.
- Bước 3: Tháo nhẹ nhàng băng ra khỏi bao quy đầu, tránh mạnh tay để không làm vết cắt bao quy đầu bị ảnh hưởng.
- Bước 4: Dùng dung dịch sát khuẩn theo chỉ định của bác sĩ để vệ sinh dương vật, không cọ xát để tránh chảy máu.
- Bước 5: Thay băng gạc sạch, mềm và có kích cỡ thích hợp để băng lại vết thương. Bạn nên băng vừa phải, băng quanh vết thương, không che phủ đầu dương vật, không băng quá chặt.
Bạn nên thay băng sau khi cắt bao quy đầu 1 – 2 ngày. Khi thay băng, bạn quan sát xem vết cắt ở bao quy đầu đã khô miệng chưa. Nếu bao quy đầu có triệu chứng sưng đỏ, chảy mủ thì nên tái khám sớm để điều trị.
2. Cách chăm sóc vệ sinh sau khi cắt bao quy đầu ở nam giới
Một số cách chăm sóc và vệ sinh sau khi cắt bao quy đầu:
- Bạn nên thay băng ở ngày thứ 2 sau khi cắt bao quy đầu. Nếu không tự tin khi thay băng tại nhà, bạn có thể đến các địa chỉ nam khoa uy tín để thay băng.
- Tắm bằng nước ấm và tránh làm vết cắt bị dính nước hay nước tiểu, thay băng nếu bị ướt.
- Không quan hệ tình dục 1 tháng để vết cắt mau lành, hạn chế tổn thương.
- Không uống bia, rượu,… trong vòng 1 tuần sau tiểu phẫu.
- Mặc quần áo thoải mái để không chà sát vào vết thương, làm vết thương lâu lành. Ngoài ra, bạn có thể dùng sáp vaseline để bôi, giảm ma sát lên vết thương.
3. Cách đi tiểu sau cắt bao quy đầu
Sau khi cắt bao quy đầu, nếu đi tiểu không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến vết thương. Một số lưu ý khi đi tiểu sau cắt bao quy đầu bao gồm:
- Thay băng vết thương nếu băng bị ướt do nước tiểu.
- Đi tiểu như bình thường, tránh làm nước tiểu bị bắn ra nhiều hướng, làm ướt băng và gây nhiễm trùng.
- Lựa chọn quần lót phù hợp, rộng và thoáng mát để hạn chế ma sát, tránh làm tổn thương đầu dương vật.
- Vệ sinh bao quy đầu hàng ngày.
- Hạn chế để băng ướt lúc tắm.
4. Cách tắm sau cắt bao quy đầu
Sau khi cắt bao quy đầu, bạn nên kiêng tắm một thời gian và chỉ tắm khi vết thương ở bao quy đầu bắt đầu lành. Tùy vào mức độ phục hồi, thời gian kiêng tắm của mỗi người thường chênh lệch khoảng 1 – 2 ngày.
Cụ thể, vết thương ở bao quy đầu thường phục hồi sau 7-10 ngày, nhưng chỉ sau 2-3 ngày phẫu thuật thì vết thương đã khô miệng và không còn sưng nhiều. Để an toàn, bạn nên kiêng tắm từ 2-3 ngày sau khi cắt bao quy đầu. Thời gian này, bạn nên lau cơ thể bằng nước ấm thường xuyên để không cảm thấy khó chịu.
Sau ngày thứ 3, bạn có thể tắm bình thường nhưng đừng quên bảo vệ dương vật cẩn thận, có thể dùng bao nylon che phủ để tránh vết thương bị ẩm do thấm nước. Sau khi tắm, bạn nên dùng khăn mềm lau khô dương vật rồi băng bó cẩn thận.
[caption id="attachment_13223" align="aligncenter" width="1100"] Kiêng tắm từ 2-3 ngày sau khi cắt bao quy đầu.[/caption]
Một số lưu ý khi chăm sóc sau khi cắt bao quy đầu để tránh gây viêm nhiễm dương vật
1. Chất lượng nước
Nguồn nước phải sạch để tránh nhiễm trùng vết khâu, kéo dài thời gian hồi phục.
2. Không tắm quá lâu
Tuy miệng vết thương đã khô nhưng bạn cũng tránh tắm quá lâu để ngăn vết thương bị ngâm nước, tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
3. Tránh tác động mạnh
Sau cắt bao quy đầu, bạn không nên kỳ cọ quá mạnh vào dương vật, không xối nước trực tiếp, không dùng nước quá nóng hay sử dụng xà phòng để rửa vết thương khi tắm. Bạn cần vệ sinh dương vật nhẹ nhàng, chỉ dùng khăn mềm lau khô "cậu nhỏ".
4. Mặc đồ lót phù hợp
Bạn nên chọn đồ lót rộng thoải mái, thoáng mát, không mặc đồ lót quá chật để tránh lúc dương vật cọ xát làm vết khâu bị nhiễm trùng và lâu lành.
5. Thay băng gạc
Sau khi tắm, bạn nên sử dụng tăm bông thấm khô và thay băng gạc mới.
Sau khi cắt bao quy đầu bao lâu cần tái khám để kiểm tra?
Bác sĩ Nam khoa thường hẹn thời gian tái khám từ 7-10 ngày sau tiểu phẫu. Sau khi cắt bao quy đầu, nếu bạn phát hiện các bất thường kể trên, hãy đến bệnh viện ngay để kiểm tra và điều trị kịp thời.
[caption id="attachment_13224" align="aligncenter" width="1070"] Trước và sau khi cắt bao quy đầu.[/caption]
Các trường hợp bất thường:
- Vết thương chảy máu nhiều và không thể cầm máu sau khi cắt bao quy đầu.
- Xuất hiện dịch chảy ra từ vết khâu, có mùi khó chịu.
- Sau 10 ngày, vết thương vẫn chưa lành.
- Các vết chỉ không tự rụng và cần sự hỗ trợ của bác sĩ.
Bài viết đã khái quát một số lưu ý chăm sóc sau khi cắt bao quy đầu. Việc chăm sóc sau khi cắt bao quy đầu là bước quan trọng để đảm bảo vết cắt mau lành, tránh nhiễm trùng và xuất hiện biến chứng.
ĐĂNG KÝ THEO DÕI Thế giớiBlog ADAM
0 nhận xét